Các bước tiến hành bảo dưỡng máy bơm chìm Tsurumi

Như bạn đã biết tất cả các thiết bị sau một thời gian sử dụng nhất định đều cần phải được kiểm tra bảo dưỡng và đại tu định kỳ. Vậy đối với máy bơm nước thải tsurumi bạn cần phải tiến hành công việc bảo dưỡng như thế nào?

Bảo dưỡng máy bơm chìm là một hoạt động quan trọng giúp duy trì và tăng tuổi thọ của máy bơm, đồng thời đảm bảo cho hoạt động của hệ thống xử lý nước thải được hiệu quả và ổn định. Dưới đây là bài hướng dẫn chi tiết kỹ thuật của kỹ thuật Công ty Cổ Phần Matra Quốc Tế một số việc cần làm để bảo dưỡng máy bơm chìm. Mời các bạn xem qua.


Kỹ thuật bảo dưỡng máy bơm nước thải

  1. Các công việc bảo dưỡng máy bơm nước thải Tsurumi cần làm

+ Vệ sinh sạch sẽ mọi thiết bị cơ, điện và vị trí lắp đặt máy bơm Tsurumi.

+ Kiểm tra xem thiết bị có chỗ nào bị rò rỉ nước, dầu hay không để xử lý nhanh chóng, kịp thời

+ Máy hoạt động bị rung thì nên tiến hành xiết chặt lại các bulong, đai ốc.

+ Trong quá trình sử dụng nên ghi chép lại những sự cố để tiện cho việc theo dõi

+ Kiểm tra phần cánh bơm có bị mài mòn không để thay thế.

  1. Quy trình bảo dưỡng máy bơm nước thải Tsurumi đúng tiêu chuẩn

Nên bảo dưỡng máy bơm nước thải Tsurumi sau khi thiết bị hoạt động được 4000 giờ hoặc 1 năm để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt. Quy trình bảo dưỡng máy bơm  Tsurumi bao gồm các bước:

2.1. Đo điện trở, tiến hành kiểm tra mức độ an toàn của dây dẫn điện.

– Sử dụng ôm kế để đo điện trở của các cuộn dây, điện trở giữa cuộn dây với đất và điện trở của cáp với đất.

–  Đo điện trở của các cảm biến nhiệt trên cuộn dây và của mô tơ điện với đất, đảm bảo mức độ cách điện luôn ở mức an toàn nhất cho người dùng.

–  Kiểm tra an toàn của các tiếp điểm nối đầu cáp xem cáp đã được nối tiếp đất chưa.

2.2. Kiểm tra dầu trong khoang mô tơ máy bơm nước thải Tsurumi

Sau khi kiểm tra điện trở và cáp điện tiếp đất của máy bơm chìm nước thải Tsurumi  thì cần tháo và kiểm tra lượng dầu trong khoang mô tơ. Có thể thực hiện bước này bằng các hướng dẫn sau: Tháo lượng dầu còn lại trong khoang ra và kiểm tra. Trong trường hợp dầu tháo ít hơn lượng dầu đổ vào lúc ban đầu thì chứng tỏ gioăng làm việc vẫn kín, vẫn tốt. Ngược lại nếu thấy dầu tháo ra có vết loang thì nước đã tràn vào khoang chưa và cần thay mới dầu, kiểm tra và thay thế một gioăng kín hơn.

2.3. Làm vệ sinh máy bơm nước thải Tsurumi và các chi tiết khác

– Làm vệ sinh cho các thiết bị điện bao gồm: aptomat, rơ le…

–  Tháo rời các chi tiết máy bơm và làm vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra lại xem có chi tiết nào bị mài mòn hoặc hỏng hóc gì không.

– Tháo động cơ điện và vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra và thay thế ổ lăn nếu cần. Tiến hành sơn lớp sơn cách điện và sấy khô cuộn dây stato.

– Tháo và kiểm tra, vệ sinh cánh bơm xem có bị rạn nứt gì hay không. Nếu cần thiết nên thay thế ngay tránh tình trạng để bơm bị vỡ. Khi đó sẽ khiến bơm cuốn rác thải vào buồng bơm gây chập, cháy, hỏng máy bơm.

  1. Yêu cầu kỹ thuật cần đạt được khi bảo dưỡng máy bơm nước thải Tsurumi.

–  Mọi chi tiết được tháp lắp và ráp lại theo đúng thứ tự

– Dùng mỡ bôi trơn sử dụng theo đúng khuyến cáo của các nhà sản xuất

– Khoang động cơ phải được làm kín hoàn toàn trước khi cho xuống nước.
>> Xem thêm tại: http://giamaybomnuoc.com/

Như trên là những bước và yêu cầu để bảo dưỡng máy bơm nước thải theo đúng cách của nhà cung cấp, và đơn vị sản xuất khuyến cáo và hướng dẫn vui lòng liên hệ Ms Vân – 0982.808.471, Mr Trường – 0975.376.282 ( Call/Zalo)  để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Ngoài các việc bảo dưỡng định kỳ, khi phát hiện các vấn đề về máy bơm chìm, người sử dụng cần khắc phục sớm để tránh gây thiệt hại cho hệ thống xử lý nước thải và tăng tuổi thọ của máy bơm chìm.

>> Cách sử dụng máy bơm có khớp nối nhanh
>> Các nguyên nhân dẫn đến hỏng phớt máy bơm

Kỹ thuật 
Nguyễn Văn Trường