Hệ thống phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ra sao?
2018-03-30
Năm 2018, Điểm lại những thời sự nóng bỏng cần chú ý hiện nay có rất nhiều vấn đề: vấn đề xã hội như cách giáo dục trẻ em trong các trường mầm non, bắt cóc trẻ con hay các vấn đề kinh tế tài chính. Nhưng đặc biệt 2 năm gần đây vấn đề đặc biệt quan tâm của người dân sống ở những nơi dân cư đông đúc như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là tình trạng cháy đáng báo động cho cả người dân và các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc.
Những vụ cháy chung cư nổi bậy như:
- Phải nói đến vụ cháy ngày 29/12/2002 đây gọi là vụ cháy kinh hoàng tại trung tâm thương mại quốc tế ITC Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 1, TP HCM làm 60 người chết, 70 người khác bị thương. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng, 11 bị cáo phải hầu tòa. Nguyên nhân gây cháy là do các thợ hàn làm việc tại vũ trường Blue dùng tia lửa hàn có nhiệt độ 1.600 – 1.700 độ C tiếp xúc với vật liệu mút xảy ra hỏa hoạn.
- Cháy cao ốc 37 tầng thuộc Saigon Pearl xảy ra vào tối 17/04/2017 bất ngờ bốc cháy trong đêm khiến cư dân một phen hoảng loạn. Nhưng may mắn chưa có thiệt hại về người nào.
- Gần đây nhất là cháy chung cư Carina Plaza rạng sang ngày 23/03/2018 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản với 13 người chết, 60 người bị thương và thiêu rụi 13 xe oto trong đó có 5 xe bị thiêu rụi hoàn toàn và cháy 150 chiếc xe máy. Nguyên nhận gây cháy là do một phương tiện dưới tầng hầm và hệ thống cửa ngăn ở tầng hầm bị hở, dẫn dến khói lan nhanh khắp tòa nhà.
Trên đây là những vụ cháy mang đến nhiều thiệt hại về người và tài sản vậy lý do là do đâu. Điều đầu tiên chúng ta cần đặt ra câu hỏi là hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện nay của Việt Nam đang được tiến hành và quan tâm ra sao?
Hiện trạng hệ thống PCCC của Việt Nam những năm qua như thế nào ?
Có rất nhiều chung cư hiện nay đang rơi vào những tình trạng hệ thống PCCC không đảm bảo như sau:
Thống kê cho thấy, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1.100 công trình nhà cao tầng, phần lớn trong số đó đã đưa vào sử dụng. Theo nhận định của các cơ quan chức năng, phòng cháy chữa cháy tại các chung cư cao tầng đang là thách thức lớn đối với Hà Nội.
Các tòa nhà cao từ 20 đến 30 tầng, thậm chí trên 40 tầng đang mọc khắp ở các quận nội thành như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… Nhưng khi xảy ra hỏa hoạn, xe thang chữa cháy cũng chỉ có thể vươn tới tầng 14, 15 của tòa nhà.
Trong khi đó, hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại chỗ như: cảm biến khói, báo cháy tự động, bình bột chữa cháy, họng tiếp nước… nơi có nơi không.
“Việc tổ chức phòng cháy chữa cháy đối với công trình nhà cao tầng gặp rất nhiều khó khăn. Khi xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy ở đây chủ yếu là hướng dẫn người dân ý thức tự phòng, thoát nạn, coi trọng việc giữ an toàn”, Đại tá Nguyễn Ngọc Châu, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 8 Hà Nội cho biết.
Từ thực tế công tác giám sát, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, phòng cháy chữa cháy không chỉ là ý thức của doanh nghiệp mà còn là ý thức của người dân, nhất là kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm còn hạn chế.
Thực tế, hầu hết người dân khi bỏ tiền tỷ cho các hợp đồng mua nhà đều đặt niềm tin tuyệt đối vào chủ đầu tư, thậm chí đặt cả sinh mạng của mình mà không hề hỏi hệ thống phòng cháy, chữa cháy tòa nhà đã được cấp phép, thẩm định hay chưa. Trong khi việc phối hợp, kiểm tra của ngành chức năng chưa thường xuyên, một số nơi còn tình trạng buông lỏng, nhất là thực trạng các công trình chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào sử dụng.
“Trong xử lý sai phạm tôi thấy có cái gì đó chưa thật sự quyết liệt. Liên quan đến các điều kiện phòng cháy chữa cháy của các chủ đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy của chúng ta hiện nay đang rất thiếu và yếu. Trụ nước thiếu, trụ có rồi thì không có nước”, ông Nguyễn Hoài Nam nêu ý kiến.
Rõ ràng, ngoài những tồn tại, thiếu kém về trang thiết bị, nỗi lo phòng cháy, chữa cháy tại các tòa nhà cao tầng trên địa bàn Hà Nội còn có yếu tố chủ quan, buông lỏng quản lý.
Trách nhiệm của các cơ quan thẩm định, giám định an toàn phòng, chống cháy nổ ở đâu? Và câu hỏi, bao giờ, người dân trong các tòa nhà chung cư cao tầng không còn nỗi lo về phòng cháy, chữa cháy vẫn chưa thể có câu trả lời thỏa đáng?./.
>> Xem thêm máy bơm chữa cháy tại đây
Tin tức khác
- Sử dụng máy bơm nước thải và máy sục khí hiệu quả (2015-06-12)
- Những lưu ý khi lựa chọn máy bơm nước thải (2015-06-20)
- Sử dụng máy bơm nước thải hiệu quả (2015-06-20)
- Những dòng máy bơm nước tốt nhất (2015-06-22)
- Những lưu ý khi khởi động máy bơm chữa cháy trời lạnh (2015-06-22)
- Tìm hiểu cấu tao của máy bơm nước chân không (2015-06-23)
Danh mục sản phẩm
Bơm Công Nghiệp Matra
Máy bơm nước thải Tsurumi
Bơm hút bùn đặc KRS
Bơm nước thải dân dụng
Bơm chìm hố móng KTZ
Bơm nước thải thân gang
Bơm nước thải Tsurumi U
Bơm nước thải thân Inox
Bơm chìm cho Thủy Điện
Bơm nước thải cánh Cắt
Bơm Bùn Cánh Khuấy GPN
Máy thổi khí Tsurumi
Máy khuấy chìm Tsurumi
Bơm Cánh Nghiền Rác MG
Máy bơm chìm inox SQ
Bơm nước thải Inox SFQ
Bơm Tsurumi Nhật KTV
Bơm chìm Xây Dựng GSZ
Máy sục khí thả chìm
Bơm hút váng bọt,dầu mỡ
Bơm chống cháy nổ KTX
Bơm bùn đặc Tsurumi KTD
Bơm chìm nước thải KTZE
Bơm chìm Tsurumi NK
Bơm hút bùn đặc NKZ
Bơm nước biển Tsurumi TM
Bình tích áp Varem
Bơm Định Lượng
Bơm Công Nghiệp Giá Rẻ
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0982.808.471
matraquocte12@gmail.com